Thông qua kỹ thuật, chúng ta làm thay đổi thế giới. và hiểu những điều cơ bản là bước đầu tiên trong bất kỳ tiến bộ công nghệ quan trọng nào.
– James Dyson

 
 

Bất kỳ ai kiếm tiền bằng nghề Chế tạo máy đều hiểu rằng đây là quá trình học tập suốt đời.

Và đối với một Kỹ sư thiết kế thì “the more you know, the better you design” 

Bạn biết càng nhiều thì bạn càng thiết kế tốt hơn.

Mà bạn càng thiết kế tốt hơn thì càng có nhiều cơ hội cho bạn.

Hay nói cách khác: Bạn càng thiết kế tốt hơn thì bạn càng có nhiều cơ hội kiếm tiền.

Khi bạn đọc đến đây thì bạn có cái nhìn tổng quan rồi. 

Những người khác thì không rõ ràng như vậy. 

Hãy đi sâu hơn vào chi tiết…

Bạn muốn biết cần phải làm gì để trở thành Kỹ sư giỏi?

Mình làm việc 6 năm trong ngành Chế tạo máy cho tập đoàn của Nhật Bản.

Nên những gì mình có thể nói là kinh nghiệm bản thân:

  • Đầu tiên bạn phải hiểu những khái niệm cơ bản về kỹ thuật. Ví dụ, Cơ học cho biết sự biến đổi vật liệu dưới các lực khác nhau. Động học tập trung vào chuyển động của các vật thể mà không xét đến các lực gây ra chúng.
    Những nguyên tắc cơ bản này là nền tảng để tính toán các hệ thống phức tạp.
  • Tiếp theo, bạn cần phải hiểu về vật liệu và quy trình gia công. Bởi vì nếu bạn không biết cách chế tạo thì bạn không thể thiết kế. Bạn hiểu càng sâu về các phương pháp gia công thì bạn càng thiết kế đỡ tốn kém.
    Mình đã đứng máy CNC, làm nguội (Khoan, phay, tiện, cắt dây, mài,..) trong 1 năm và tới bây giờ vẫn phải học.
    Nếu bắt đầu, bạn nên học gia công và trao đổi với người đứng máy CNC – Những người trực tiếp làm ra sản phẩm.
    Tốt hơn nữa thì bạn tự lập trình và vận hành máy CNC – Bạn sẽ biết thiết kế như thế nào là tối ưu nhất (đơn giản, nhanh chóng, dễ gia công, dễ lắp ráp).
    Bạn sẽ không có kinh nghiệm thực tế nếu chỉ học lý thuyết có trong sách vở.
  • Kế tiếp: “Engineering is the game of detail”
    Tất cả những bộ phận bạn thiết kế phải có chức năng cụ thể. Cố gắng tìm hiểu sâu và đầy đủ về những gì bạn định thêm vào thiết kế.
    Nếu bạn thêm vào một con vít hãy tự hỏi nên sử dụng loại ren gì, kiểu đầu nào, vật liệu gì,…
    Một cách để làm điều này là đọc Catalogue của nhà cung cấp để tra cứu từng tính năng mà bạn định thêm vào. Bạn có thể vào trang web của Misumi hoặc McMaster-Carr để tra cứu.
  • Cuối cùng bạn phải có được chìa khóa để triển khai thiết kế trong sản xuất đó là bản vẽ kỹ thuật.
    Nói ngắn gọn bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ truyền đạt một cách rõ ràng ý tưởng của bạn đến nhà sản xuất. Nó đóng vai trò là công cụ để bạn giải thích ý tưởng của mình.
    Rất nhiều Kỹ sư bối rối trong công việc vì không biết đọc bản vẽ chứ đừng nói tới việc truyền đạt các thông số dung sai chính xác.
    Để lập được bản vẽ hiệu quả bạn cần nắm vững 2 thứ:

1. Các tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật ví dụ như đường nét, hình chiếu, các phương pháp chiếu,… Những chuẩn này được áp dụng tùy theo quy định của mỗi Công ty.

Phổ biến là các tiêu chuẩn: ISO – Tiêu chuẩn quốc tế, JIS – tiêu chuẩn của Nhật bản, ANSI – tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, BSI– Tiêu chuẩn của Anh,… Ở Việt Nam thì có TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam).

Có các Công ty, tập đoàn lập hệ thống tiêu chuẩn riêng ví dụ như Honda, Sumitomo, Yamaha,.. Họ có hệ thống tiêu chuẩn bản vẽ riêng của họ mà không sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế.

2. GD&T (Kích thước và dung sai hình học):

Giúp bạn xác định được dung sai kích thước, dung sai hình học để tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí gia công.

VD: Bạn muốn lập bản vẽ gia công trục vít me, GD&T sẽ giúp bạn cho dung sai độ đảo, độ đồng tâm, độ bóng bề mặt,… một cách hợp lý nhất để đảm bảo trục lắp ráp và hoạt động ổn định.

Làm chủ những kiến thức này bạn sẽ tự tin thiết kế, đưa nó ra ngoài đời thực và làm nó hoạt động mượt mà.

Quan trọng hơn, 

Nếu bạn tìm việc “xịn” hoặc muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Nó sẽ giúp bạn Outstanding với những người khác vì bạn có kiến thức chuyên môn – Bạn phù hợp với những dự án phức tạp, đòi hỏi sự động não.

*The fact: Rất nhiều người học kỹ thuật ra trường nhưng chấp nhận làm những công việc lương “lẹt đẹt” do thiếu kiến thức chuyên môn và đó là những công việc mà ai cũng có thể làm được.

Nhưng,… vẫn chưa đủ, bạn cần có công cụ (vd: CAD Software, Office,…) để thể hiện chuyên môn, kèm theo đó là Tiếng Anh để chứng minh năng lực với doanh nghiệp nước ngoài.

Niềm tin cốt lõi:

  1. Nắm vững kiến thức cơ bản là cách tốt nhất để bạn có được công việc mơ ước vì nó là trình độ chuyên môn của bạn. Mình có việc cuối năm 3 nhờ những kiến thức “cơ bản” này.

  2. Học lý thuyết ở trường khó hiểu và nhàm chán. Nó giúp bạn vượt qua kỳ thi nhưng nó không trang bị ứng dụng thực tế.
    Trang wed này xây dựng dựa trên kết quả đã được chứng minh ngoài thị trường.

  3. Kiến thức chuyên môn là không đủ. Nó giúp có việc làm, nhưng muốn có việc lương $1000:
    Thì… bạn phải biết tiếng Anh và kỹ năng chứng minh được năng lực của bạn.

  4. Một trong những cách tốt nhất để build a happy life là liên tục học hỏi và nỗ lực làm điều bạn muốn mà không ảnh hưởng đến người khác.

    Thiết kế thì hướng đi nào cũng đúng chỉ có một điều là có hợp lý với trường hợp của bạn hay không thôi.

    Khi bạn cho thấy được bạn là ai thông qua giải pháp thiết kế của bạn. Bạn sẽ thu hút được những cơ hội đáng kinh ngạc.

  5. Phần lớn các chuyên gia về CAD software (những người dạy phần mềm) cung cấp cho bạn cho bạn quá ít và tính phí bạn quá nhiều.

Những gì họ thích làm là quay một vài video cơ cấu ảo diệu thể hiện rằng họ là chuyên gia rồi tiếp cận bạn,Tạo những group Facebook, Zalo không phải để chia sẻ mà để quảng cáo bán khóa học,

Bạn ở trong đó, ngại ngùng để chế độ ẩn danh khi có câu hỏi, nhận lại toàn câu trả lời tiêu cực hoặc gợi ý mua hàng của họ.

Rõ ràng, điều họ muốn là tiền của bạn còn việc bạn có giỏi lên hay không thì họ không quan tâm 🙂.

Theengcad cung cấp những kinh nghiệm về phần mềm giúp bạn học tập dễ dàng và hoàn toàn miễn phí.

Về tác giả:

Nguyen Minh Tan author of Theengcad

Mình là Tân,

Hơn 6 năm đi làm thực tế, kinh qua hơn 30 dự án máy tự động trong ngành lắp ráp điện tử và gia công Cơ khí có giá trị hàng triệu USD cho thị trường Mỹ và Nhật Bản.

Trong sự nghiệp, mình tham gia vào nhiều dự án thách thức, đi từ ý tưởng thiết kế đến sản xuất.

Mình thấy Kỹ sư người Việt chưa ở vị trí xứng đáng với giá trị của mình.

Chúng ta cần cù, chịu khó,… xét về trí thông minh thuộc hàng Top thế giới.

Vậy tại sao chúng ta cứ theo sau hoài…?

Câu trả lời có lẽ là: chúng ta chưa tin chúng ta có thể cạnh tranh được với Kỹ sư Nhật, Kỹ sư Mỹ,…

Lúc còn học Đại học, mình “dốt” đến mức rớt tới 3 môn/học kỳ,

Học đến đầu năm 3 còn chưa biết đọc bản vẽ hộp giảm tốc.

Còn bây giờ,

Có được công việc trong tập đoàn Nhật, có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

Vì vậy,

Bạn chỉ cần có nền tảng tốt cộng với Mindset đúng đắn,

Thì mình tin rằng trong vòng 1-2 tháng bạn sẽ có công việc tốt hơn và kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều.

Mình tạo ra nền tảng học tập này như một nguồn tài nguyên cho mình và các Kỹ sư đồng nghiệp, đặc biệt là những người mới bắt đầu sự nghiệp. 

Điều đó có nghĩa là bạn có được hiểu biết thực tế, tự tin thiết kế, lập bản vẽ như một Kỹ sư chuyên nghiệp và đủ kỹ năng để thành công trong thị trường lao động Quốc tế.

“I share knowledge with heart, hoping we can grow and improve together.”

So… Where we start:

Bạn sẽ có những lợi ích dưới đây khi trở thành đọc giả của theengcad.com và đăng ký nhận Email mỗi tuần:

  • Kinh nghiệm thực tế trong ngành.
  • Kinh nghiệm sử dụng phần mềm Solidworks, Fusion360, Autocad từ Beginner đến lấy chứng chỉ Professional -> Expert.
  • Độc quyền về những ưu đãi mà mình dồn tâm sức vào thực hiện.

Một điều nữa…

Nếu bạn muốn tìm hiểu và chia sẻ kiến ​​thức về thiết kế Cơ khí và phần mềm.

Mình rất muốn kết nối với bạn qua LinkedIn.

Cảm ơn vì bạn đã đọc đến dòng cuối cùng. Sớm nói chuyện với bạn!

Best,
Tân

P.S. Mình chia sẻ những hiểu biết và tài nguyên có giá trị. Bạn có thể hủy theo dõi bất cứ lúc nào!

Lên đầu trang